Deprecated: _register_controls is deprecated since version 3.1.0! Use Elementor\Controls_Stack::register_controls() instead. in /home/kzeeecjhosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 5214

Deprecated: Elementor\Controls_Stack::_register_controls is deprecated since version 3.1.0! Use Elementor\Controls_Stack::register_controls() instead. in /home/kzeeecjhosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 5214
Bật mí 4 lý do bạn nên tẩy tế bào chết cho da thường xuyên – Crazis
Deprecated: _register_skins is deprecated since version 3.1.0! Use Elementor\Widget_Base::register_skins() instead. in /home/kzeeecjhosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 5214

Deprecated: _register_skins is deprecated since version 3.1.0! Use Elementor\Widget_Base::register_skins() instead. in /home/kzeeecjhosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 5214

Deprecated: _register_controls is deprecated since version 3.1.0! Use Elementor\Controls_Stack::register_controls() instead. in /home/kzeeecjhosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 5214

Deprecated: Elementor\Controls_Stack::_register_controls is deprecated since version 3.1.0! Use Elementor\Controls_Stack::register_controls() instead. in /home/kzeeecjhosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 5214

Deprecated: _register_controls is deprecated since version 3.1.0! Use Elementor\Controls_Stack::register_controls() instead. in /home/kzeeecjhosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 5214

Deprecated: Elementor\Controls_Stack::_register_controls is deprecated since version 3.1.0! Use Elementor\Controls_Stack::register_controls() instead. in /home/kzeeecjhosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 5214

Deprecated: _register_controls is deprecated since version 3.1.0! Use Elementor\Core\DynamicTags\Base_Tag::register_controls() instead. in /home/kzeeecjhosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 5214

Deprecated: _register_controls is deprecated since version 3.1.0! Use Elementor\Controls_Stack::register_controls() instead. in /home/kzeeecjhosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 5214

Bật mí 4 lý do bạn nên tẩy tế bào chết cho da thường xuyên

Bí quyết tẩy tế bào chết hiệu quả

Chia sẻ bài viết này


Deprecated: _register_controls is deprecated since version 3.1.0! Use Elementor\Controls_Stack::register_controls() instead. in /home/kzeeecjhosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 5214
Share on facebook
Share on linkedin
Share on twitter
Share on email

Deprecated: _register_controls is deprecated since version 3.1.0! Use Elementor\Controls_Stack::register_controls() instead. in /home/kzeeecjhosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 5214

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến cụm từ “tẩy tế bào chết” hay đơn giản hơn là “tẩy da chết”.

Tẩy tế bào chết xuất hiện trong quá trình dưỡng da cơ bản hàng ngày và được coi là một trong những bước vô cùng quan trọng góp phần tạo nên thành công cho các bước skincare sau đó của bạn.

Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết tẩy tế bào chết đúng cách và hiệu quả.

Bản thân mình biết đến phương pháp tẩy tế bào chết khá là sớm, vì mẹ mình có sử dụng các sản phẩm về tẩy tế bào chết.

Vốn là đứa tò mò, mình đã tự “tập tành” sử dụng tất cả các sản phẩm đó.

Lần đầu sử dụng, mình cảm thấy khá thích thú, nhưng sau vài ngày dùng liên tục thì da mình bị rát và ửng đỏ…

Đơn giản vì mình nghĩ rằng tế bào chết thì ngày nào cũng phải tẩy thì mới hết được.

Đó là lần đầu trải nghiệm về việc tẩy tế bào chết của mình với một sự hoang mang không hề nhẹ.

Nhưng hãy yên tâm rằng, bạn chắc chắn sẽ không rơi vào trường hợp giống như mình đâu!

Bởi vì sau bài viết này…

Mình hy vọng bạn cũng như tất cả các độc giả của Crazis, sẽ nắm rõ các phương pháp cũng như lợi ích của việc tẩy tế bào chết cho da đúng cách và hiệu quả.

Trước hết bạn cần hiểu được…

Tẩy tế bào chết là gì?

Bạn có biết rằng: Da của chúng ta có thể sản sinh ra 5 tỷ tế bào mỗi ngày.

Vậy con số ấy có ảnh hưởng gì đến làn da của bạn không?

Tế bào chết thực chất là một quá trình phát triển bình thường của cơ thể.

Trong cơ thể, việc trao đổi chất diễn ra liên tục và các tế bào cũ sẽ được thay thế bằng các tế bào mới.

Những tế bào cũ sẽ bị thay thế vì chúng đã lão hóa do các yếu tố tác động như môi trường, nội tiết tố và tuổi tác…

Chính những tế bào cũ đó sẽ trở thành lớp tế bào chết, được đẩy lên bề mặt ngoài cùng của da.

Cơ chế tự loại bỏ tế bào chết của chúng ta khi ở giai đoạn đầu đời hoạt động rất tốt.

Đó là lý do vì sao các em bé sơ sinh hay trẻ chưa trưởng thành luôn có làn da mịn màng.

Cơ chế tự loại bỏ tế bào chết
Cơ chế tự loại bỏ tế bào chết

Tuy nhiên khi chúng ta lớn lên và tuổi càng cao, cơ chế này sẽ dần dần hoạt động yếu đi, làm cho lớp tế bào chết này thay vì tự bong ra…

…thì lại bị giữ trên da khiến cho làn da trở nên sần sùi, khô ráp và kém tươi sáng.

Do vậy, tẩy tế bào chết là khái niệm phổ biến khi nói về việc tác động để loại bỏ các tế bào chết trên da ra khỏi cơ thể.

Vậy tẩy tế bào chết có cần thiết không?

Trung bình cứ 28 ngày thì tế bào mới trên da sẽ hình thành đồng nghĩa với việc các tế bào cũ sẽ bị chết đi và bong ra.

Nếu bạn vẫn cố để cho da tự động loại bỏ tế bào chết , lớp tế bào chết này sẽ tiếp tục “nằm lì” trên da bạn mà thôi.

Dần dần tích tụ tạo thành một lớp dày trên da, làm da bạn bị sần sùi và gây mất thẩm mỹ.

Tế bào chết khiến da sần sùi, kém mịn màng
Tế bào chết khiến da sần sùi, kém mịn màng

Đây chính là nơi cư trú của vi khuẩn, bụi bẩn và nếu không được loại bỏ thường xuyên sẽ kết tụ lại làm da bạn bị sạm đen, xuất hiện nhiều nếp nhăn, khô sần,…

Các chất cặn bã ứ đọng, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dễ gây viêm nhiễm dẫn đến tình trạng mụn khó điều trị.

Tệ hơn!

Khi bạn sử dụng những sản phẩm chăm sóc cũng như trang điểm cho da, các dưỡng chất sẽ không thể thẩm thấu sâu vào bên trong để nuôi dưỡng da.

Hạn chế tác dụng của mỹ phẩm và khiến cho lớp trang điểm kém mịn màng.

Lúc này, lớp tế bào chết chính là vật cản duy nhất “cứng đầu” trên da của bạn.

Nếu như bạn vẫn chưa cảm thấy thuyết phục, hãy đọc tiếp phần dưới đây…

4 lợi ích to lớn khi bạn tẩy tế bào chết cho da

Đầu tiên có thể kể đến là…

#1. Tẩy tế bào chết giúp da trở nên mịn màng, tươi sáng

Tế bào chết bám trên bề mặt da là nguyên nhân khiến da bạn sần sùi, thô ráp.

Thậm chí, đây còn là một trong những nguyên nhân khiến da bạn trông xỉn màu, kém tươi tắn.

Tẩy tế bào chết đều đặn hàng tuần sẽ giúp bạn “lột bỏ” được lớp tế bào chết, trả lại cho bạn một làn da mịn màng, trắng hồng và khỏe mạnh hơn.

Tẩy tế bào chết giúp làn da mịn màng
Tẩy tế bào chết giúp làn da mịn màng

Bên cạnh đó, khi da bạn có những vết thâm do mụn gây ra thì việc tẩy tế bào chết cũng góp phần giúp làm mờ vết thâm và đều màu da.

#2. Thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn

Đối với những bạn da khô hay da mụn thì việc tẩy tế bào chết càng cần thiết và nên được thực hiện đều đặn từ 1 – 2 lần một tuần.

Điều này là bởi…

Việc tẩy tế bào chết sẽ giúp lấy đi những tế bào da thừa – những tế bào này có thể gây bít tắc lỗ chân lông.

Có thể bạn chưa biết…

Nguyên nhân sinh ra mụn không chỉ là do nội tiết tố trong cơ thể mà còn do những tế bào chết dư thừa tích tụ quá nhiều gây tắc lỗ chân lông…

…cùng với đó là bụi bẩn, bã nhờn làm lỗ chân lông bị bịt kín, da không có  không gian “thở” cần thiết.

Tế bào chết là nguyên nhân gây bí tắc lỗ chân lông và gây mụn
Tế bào chết là nguyên nhân gây bí tắc lỗ chân lông và gây mụn

Đây là môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, hoạt động mạnh mẽ và cũng là nguyên nhân gây ra mụn cũng như tình trạng to lỗ chân lông ở các vùng da nhạy cảm.

Vì vậy để chống lại các tác nhân gây ra mụn thì việc tẩy tế bào chết là một bước vô cùng quan trọng trong skincare routine.

#3. Tẩy tế bào chết giúp tăng hiệu quả của các sản phẩm dưỡng da

Lớp tế bào chết trên bề mặt da chính là rào cản giữa làn da và các sản phẩm chăm sóc da khác, những sản phẩm đặc trị cũng khó mà phát huy công dụng của chúng.

Hãy thử tưởng tượng…

Nếu như bạn dành công sức, thời gian, tiền bạc để đầu tư cho làn da nhưng tất cả những dưỡng chất quý giá đó bị “mắc kẹt” lại trên những phần da thừa…

Điều này thực sự gây lãng phí!

Việc tẩy tế bào chết đều đặn giúp da thoáng sạch, giúp các dưỡng chất từ serum, kem dưỡng hay mặt nạ dễ dàng thẩm thấu và phát huy tối đa tác dụng mà nó mang lại.

Tẩy tế bào chết giúp dưỡng chất thẩm thấu vào da tốt hơn
Tẩy tế bào chết giúp dưỡng chất thẩm thấu vào da tốt hơn

Minh chứng là mình đây!

Sau khi đã tẩy tế bào chết xong, mình thực hiện các bước skincare như bình thường và cảm thấy các dưỡng chất từ mặt nạ, kem dưỡng thẩm thấu rất nhanh vào da ngay sau khi mình apply.

Không những thế…

Mình cảm thấy da trở nên thông thoáng và “mướt” hơn hẳn!

Vì vậy, nếu bạn thấy làn da của bạn đang bị xỉn màu, sần sùi, lỗ chân lông to, da không đều màu…

…hoặc cảm thấy các sản phẩm dưỡng da khó thấm, bí tắc, tình trạng da không được cải thiện.

Thì lúc này làn da của bạn đang cần được tẩy tế bào chết ngay đấy!

#4. Thúc đẩy tái tạo tế bào da mới và kích thích sản sinh Collagen

Nói về điều này, các chuyên gia da liễu chia sẻ:

Việc tẩy da chết còn giúp kích thích tổng hợp Collagen, cải thiện kết cấu da, khiến làn da mịn màng, căng tràn sức sống, cải thiện tình trạng lỗ chân lông to.

Điều này hoàn toàn đúng…

Theo các nghiên cứu cho thấy, quá trình tự loại bỏ các tế bào chết trên da diễn ra mạnh mẽ ở giai đoạn trước năm 30 tuổi, còn từ 30 tuổi trở lên thì chu kỳ tái tạo da ngày càng chậm.

Do đó…

Tế bào da chết càng khó bong tróc, lưu lại một lớp dày trên bề mặt da khiến da mất nước, hạn chế sự tái tạo tế bào mới, dẫn đến xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, sạm, nám, đốm nâu và tàn nhang.

Tế bào chết tồn tại trên da là nguyên nhân gây nám, da sạm màu

Việc tẩy tế bào chết một cách đều đặn còn giúp tạo thói quen cho làn da hình thành tế bào da mới, kích thích sự sản sinh Collagen ở da.

Đây chính là điều cốt lõi để giúp làn da được tái tạo lại, lúc nào cũng căng mướt, ẩm mượt và tràn đầy sức sống.

Tẩy tế bào chết được coi là một cách giúp chị em trẻ đẹp lâu hơn.

Để hiểu rõ hơn về cách tẩy tế bào chết đúng cách, chúng ta sẽ tìm hiểu…

2 phương pháp tẩy tế bào chết cơ bản

Vật lý và hóa học chính là 2 phương pháp tẩy tế bào chết mà mình muốn nhắc đến.

Cả hai loại này đều có tác dụng như nhau là giúp lấy đi những tế bào chết trên da, tuy nhiên hai loại này lại có cách thực hiện khác nhau.

Đầu tiên là…

Tẩy tế bào chết vật lý (Physical Exfoliation)

Tẩy tế bào chết vật lý là một trong những sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học thông dụng nhất hiện nay.

Tẩy tế bào chết vật lý là việc dùng các sản phẩm có chứa các thành phần giúp ma xát, với cơ chế xoa nhẹ các hạt nhỏ này trên mặt – giúp loại bỏ các lớp da chết trên bề mặt da.

Tẩy tế bào chết vật lý
Tẩy tế bào chết vật lý

Ngoài hạt ra, những động tác chà xát khác như dùng tay, dùng máy, khăn mặt, gel lột cũng được coi là tẩy tế bào chết vật lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn và tìm được một phương pháp tẩy tế bào chết vật lý hợp với làn da.

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn 4 dạng của tẩy tế bào chết vật lý:

  • Dạng Scrub
  • Dạng Peeling
  • Dạng Pad
  • Các dụng cụ hỗ trợ tẩy tế bào chết

#1. Tẩy tế bào chết dạng hạt (Scrub)

Tất cả những sản phẩm dạng hạt đều được dùng để ma sát, bào mòn tự nhiên hay nói cách khác là những chuyển động cơ học tự nhiên của các loại hạt này sẽ giúp lấy đi những tế bào sần sùi trên da của chúng ta.

Những loại hạt phổ biến nhất thường thấy trong các sản phẩm tẩy tế bào chết, sữa rửa mặt,…

Hoặc vi hạt của đường, muối, cát; những chiết xuất từ thực vật tự nhiên: ngũ cốc, cám gạo, yến mạch, bột trà xanh matcha,…

Tẩy tế bào chết bằng đường, bột trà xanh, bột yến mạch,...
Tẩy tế bào chết bằng đường, bột trà xanh, bột yến mạch,…

Cách thực hiện:

Thoa đều nhẹ nhàng trên da khi ướt và bắt đầu di chuyển lướt nhẹ trên da theo vòng tròn từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên.

Sau 1 – 2 phút massage nhẹ nhàng trên da và rửa lại với nước là bạn có thể hoàn thành bước tẩy tế bào chết và chuyển sang bước tiếp theo của chu trình dưỡng da.

Những điều cần chú ý khi sử dụng tẩy tế bào chết dạng hạt

Quá trình scrub của bạn có đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào kích thước, hình dạng hạt và lực massage mà bạn sử dụng.

Kích thước hạt càng lớn, không đồng đều và có góc sắc nhọn có  sẽ có khả năng “sát thương” càng cao.

Và khi ma sát có nguy cơ làm rách da, để lại những vết thương li ti, siêu nhỏ trên da mà bạn không thể nhìn thấy được.

Những điều cần chú ý khi tẩy tế bào chết

Những vùng da đó rất dễ có nguy cơ bị viêm, bị nhiễm trùng, kích ứng, dễ lên mụn.

Không những vậy…

Khi scrub mà bạn không kiểm soát được lực mà bạn tác động lên da cũng sẽ gây tổn thương cho làn da.

Thao tác đúng là sử dụng những ngón tay có lực yếu – ngón giữa và ngón áp út, để lướt nhẹ trên da. Tránh việc sử dụng lực quá mạnh như kỳ hay chà sát liên tục.

Những điều này khi kết hợp lại sẽ chỉ làm cho tình trạng da của bạn trở nên tồi tệ hơn mà thôi!

#2. Tẩy tế bào chết dạng Peeling Gel

Mặc dù trong một số các sản phẩm Peeling có thành phần Enzyme hóa học nhưng Peeling vẫn được liệt kê là phương pháp tẩy tế bào chết vật lý với 2 dạng đặc trưng là dạng lột và dạng kỳ.

Dạng lột

Sản phẩm khi thoa đều trên da thì nó ở dạng lỏng, sẽ tràn xuống các lỗ chân lông và khi mà nó khô cứng lại thì mình sẽ “lột” theo chiều ngược với chiều lông mọc – từ dưới lên trên.

Nó sẽ kéo theo một phần bã nhờn đi khỏi bề mặt da và đem lại cảm giác mịn màng, thông thoáng.

Tẩy tế bào chết dạng lột
Tẩy tế bào chết dạng lột

Nghe thì có vẻ nhẹ nhàng đấy nhưng thật ra…

Cảm giác lột không thoải mái một tý nào cả!

Vì khi bạn lột ngược theo chiều lông sẽ rất dễ bị đứt lông và điều này thật sự gây đau đớn.

Một nhược điểm nữa của việc sử dụng tẩy tế bào chết dạng lột đó là…

Nếu bạn sử dụng cách trong một thời gian lâu dài và thường xuyên thì lỗ chân lông của bạn sẽ bị to ra rất nhiều và làm giảm khả năng đề kháng của da.

Vậy nên bạn hãy thử tham khảo sang tẩy tế bào chết dạng kỳ nhé!

Dạng kỳ

Đây là loại sản phẩm tẩy tế bào chết với cấu trúc là lớp gel lỏng, không có hạt như scrub.

Điều này khiến cho nó làm giảm tối đa lực ma sát ở trên da và trở thành dạng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng và an toàn nhất trong toàn bộ các dạng tẩy tế bào chết vật lý.

Sản phẩm này hoạt động như thế nào?

Khi bạn thoa sản phẩm lên da và massage từ 20 giây cho đến 1 phút, thì sản phẩm sẽ tiếp xúc và xúc tác với tất cả phần dầu còn sót lại trên da cũng như cả phần dầu có sẵn trong sản phẩm.

Và các bạn sẽ thấy kết quả sau đó là có rất nhiều những cục vụn nhỏ như tẩy bút chì và một số bạn lầm tưởng nó giống như “ghét”.

Tẩy tế bào chết dạng kỳ
Tẩy tế bào chết dạng kỳ

Nhưng sự thật không phải vậy, nếu mà lượng “ghét” mỗi lần kỳ ra như vậy thì không biết da của bạn sẽ mỏng đi cỡ nào nữa?

Mà nguyên nhân là…

Trong thành phần của các sản phẩm Peeling Gel có chứa các sợi Polymer và Silicone, sẽ khiến cho Peeling Gel có khả năng tự vón cục lại khi tiếp xúc với dầu – cái mà các bạn nghĩ là “ghét”.

Chuyển động của những cục Silicone này sẽ nhẹ nhàng chà xát bề mặt da của bạn và đồng thời lấy đi những tế bào da chết.

Vụn Silicone này mềm dẻo và tương đối dính nên khi lăn trên da, lớp bụi bẩn trên da sẽ bị bám theo.

Đó là lý do khiến các vụn trắng ban đầu thường bị ngả sang màu vàng hoặc xám.

Tẩy tế bào chết Arrahan Peeling Gel
Tẩy tế bào chết Arrahan Peeling Gel

Đây chính là sản phẩm gây hoang mang cho mình khi lần đầu thử nghiệm tẩy tế bào chết.

Nhưng nó cũng đã từng là trợ thủ đắc lực cho công cuộc loại bỏ lớp da chết trên da của mình.

Với dạng Peeling Gel này, sau khi tẩy tế bào chết bạn sẽ thấy da sạch sẽ và căng mịn hơn rất nhiều.

Peeling không chỉ làm sạch một cách nhẹ nhàng, êm dịu mà còn không gây xước bề mặt như dạng Scrub nếu như bạn chà xát quá mạnh.

Vì vậy, với những bạn có làn da nhạy cảm, kích ứng hoặc bị mụn nếu muốn dùng tẩy tế bào chết vật lý thì có thể cân nhắc sử dụng tẩy tế bào chết dạng Peeling xem sao.

#3. Tẩy tế bào chết dạng Pad

Dạng Pad hay còn được gọi là dạng bông.

Đây là sản phẩm khá lạ, độc đáo và phù hợp với những bạn nào có một chút lười và có làn da nhạy cảm hoặc đang bị mụn, không thể sử dụng dạng Scrub.

Được thiết kế bằng những miếng bông thấm đẫm tinh chất giúp tẩy tế bào chết, sau đó được bỏ vào một chiếc hộp.

Tẩy tế bào chết dạng Pad
Tẩy tế bào chết dạng Pad

Mỗi 1 miếng bông sẽ có 2 mặt:

  • Mặt sần sùi: giúp tẩy tế bào chết
  • Mặt nhẵn mịn: giúp da dưỡng ẩm sau khi tẩy tế bào chết.

Cách dùng cực kỳ đơn giản:

Sau bước làm sạch, dùng mặt sần sùi lau khắp mặt một cách nhẹ nhàng, tránh vùng mắt.

Tiếp tục dùng mặt nhẵn mịn lau lại mặt một lần nữa và vỗ nhẹ và sau đó tiến hành các bước dưỡng da tiếp theo của bạn.

#4. Các dụng cụ hỗ trợ tẩy tế bào chết

Dụng cụ tẩy tế bào chết Konjac Sponge

Konjac Sponge

Là một dụng cụ rửa mặt với nguồn gốc từ xơ rễ Konjac – một loại thực vật tự nhiên.

Khi nhúng xuống nước thì nó sẽ nở ra và sử dụng cùng sữa rửa mặt, sau đó da mình sẽ được ma sát nhẹ nhàng, lấy đi một lượng tế bào chết nhất định hàng ngày.

Thiết bị rửa mặt

Ở đây bạn có thể hiểu là: máy rửa mặt, chổi rửa mặt hay thậm chí là khăn mặt.

Dụng cụ hỗ trợ tẩy tế bào chết

Ngoài ra còn có các sản phẩm bàn chải chuyên dụng hỗ trợ tẩy tế bào chết cho môi và tẩy tế bào chết cho body.

Khi sử dụng hàng ngày nó cũng đã giúp bạn phần nào loại bỏ đi một số tế bào chết trên da.

Bên cạnh phương pháp tẩy tế bào chết vật lý truyền thống…

Ở thời điểm hiện tại, mọi người có xu hướng ưu tìm kiếm các sản phẩm tẩy da chết hóa học.

Tẩy tế bào chết hóa học là gì?

Nếu phương pháp tẩy tế bào chết vật lý chỉ là tác động cơ học trên bề mặt da giúp loại bỏ bụi bẩn và các tế bào da chết thì tẩy tế bào chết hóa học lại có sự khác biệt.

Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng, tế bào chết sẽ chỉ nằm trên bề mặt da mà thôi nhưng thực ra tế bào chết còn nằm sâu trong lỗ chân lông nữa.

Và chỉ có tẩy tế bào chết hóa học mới có thể giúp bạn kiểm soát được vấn đề này.

Đây là phương pháp sử dụng các loại Hydroxy Acids như Salicylic Acid, Glycolic Acid, Latic Acid, các acids tự nhiên có trong thực vật hoặc các Enzyme.

Chúng có khả năng thẩm thấu, làm sạch, thanh tẩy các tế bào chết khỏi bề mặt da và cả các tế bào chết nằm sâu trong lỗ chân lông…

…làm sạch bã nhờn, hỗ trợ đẩy nhân mụn ra bên ngoài, thúc đẩy và tái sinh tế bào da mới, giúp da trắng sáng, săn chắc, mịn màng hơn.

Ở bài viết này, mình sẽ giúp bạn tìm hiểu về AHA, BHA và Enzyme.

Nguyên lý hoạt động chung của 3 loại này đều là phá vỡ liên kết của các tế bào da chết.

Khiến chúng bị tách rời khỏi nhau và sau đó dễ dàng bị loại bỏ, giúp lấy lại làn da tươi trẻ, khỏe mạnh vốn dĩ bị che lấp bởi các tế bào chết xù xì, xấu xí.

Đầu tiên…

#1. AHA

AHA có tên đầy đủ là Alpha Hydroxy Acid – là một dạng acid gốc nước.

Trong cuốn sách Wrinkle-free Forever (Mãi mãi không có nếp nhăn), Bác sĩ Howard Murad cho biết…

Trong mỹ phẩm dưỡng da thông thường, AHA chiếm khoảng từ 10% đến 30%.

Hầu hết các loại acid thuộc nhóm AHA thường được chiết xuất từ hoa quả, các loại hạt, sữa và đường.

Trong đó điển hình là Glycolic acid và Lactic acid – đây là 2 loại AHA được sử dụng phổ biến nhất.

  • Glycolic acid

Một trong những loại AHA có hiệu quả tốt và được nghiên cứu nhiều nhất.

Được chiết xuất từ đường mía và là một trong chất thuộc nhóm AHA có kích thước phân tử nhỏ nên dễ thẩm thấu vào da.

Glycolic acid giúp làm đứt gãy liên kết của các tế bào chết ở lớp biểu bì. Và có thể thâm nhập sâu để hỗ trợ quá trình sản xuất collagen, giúp da săn chắc, giảm nếp nhăn.

Đây là loại acid phù hợp cải thiện các vấn đề về lão hóa, giảm nếp nhăn, các vết thâm sạm, giúp da mịn màng, sáng mượt.

Tuy nhiên mặt trái là sản phẩm chứa Glycolic acid dễ gây kích ứng cho một vài trường hợp, đặc biệt với da vốn nhạy cảm.

  • Lactic acid

Lactic acid có chiết xuất từ sữa và có kích thước phân tử to nên ít gây kích ứng nhất trong nhóm AHA.

Tương tự như Glycolic acid, Lactic acid cũng giúp lấy đi những tế bào chết và thay thế bằng lớp tế bào mới khỏe mạnh.

Quá trình này sẽ giúp làn da trở nên min màng và lỗ chân lông được thu nhỏ đáng kể.

Ngoài ra, lactic acid còn mang đặc tính dưỡng ẩm, phù hợp cho những bạn có da nhạy cảm, da khô.

Chiết xuất khác của AHA

Ngoài ra còn có…

  • Malic Acid: được chiết xuất từ táo và chiếm một phần trong cơ thể con người. Điểm đặc biệt của Malic acid là khả năng cân bằng độ pH, từ đó giúp da luôn ẩm mịn.
  • Citric Acid: có nguồn gốc từ các loại quả thuộc họ cam quýt và có khả năng điều chỉnh độ pH cho sản phẩm. Tuy nhiên nhược điểm của Citric acid là dễ gây kích ứng, đặc biệt với ánh sáng mặt trời.
  • Mandelic Acid thường có trong hạnh nhân
  • Tartaric Acid chứa nhiều trong trái nho

AHA hòa tan trong nước nên chỉ có tác dụng trên bề mặt da, không đi sâu vào trong lỗ chân lông.

Cách hoạt động của AHA trên bề mặt da

Cách thức hoạt động của AHA là nới lỏng các liên kết giữa lớp tế bào chết trên cùng của da và khiến chúng trôi đi dễ dàng.

AHA hoạt động rất hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề về da khô, thô ráp, sần sùi, nám, tàn nhang.

Khả năng GIỮ ẨM, kích thích sản sinh collagen, giúp da đều màu, sáng da và săn chắc.

Công dụng của tẩy tế bào chết hóa học chứa AHA

AHA cũng là biện pháp tối ưu cho những ai da lão hoá vì khả năng làm mềm mại bề mặt da, giảm thiểu sự tồn tại của các nếp nhăn.

Vậy nên nếu bạn là người rất nghiêm túc và lo lắng về việc chống lão hoá thì AHA sẽ là lựa chọn tốt cho bạn.

Tuy nhiên, khi sử dụng tẩy tế bào chết hóa học nói chung và AHA nói riêng, bạn cần xác định rõ tình trạng da để có cách sử dụng phù hợp, hạn chế tình trạng kích ứng xảy ra.

Thêm một vài thông tin về AHA:

  • AHA hiện nay trên thị trường tồn tại phổ biến ở các dạng gel, cream, lotion.
  • Nồng độ AHA

AHA có nhiều mức nồng độ nhưng AHA từ 4%-10% với độ pH 3 – 4. Đây là mức an toàn để bạn sử dụng và giữ được trên da qua đêm.

Phổ biến và có tác dụng tốt ở nồng độ 10 – 14%.

Tuy nhiên nếu bạn sử dụng AHA có nồng độ >12% thì phải có chỉ định của bác sĩ.

#2. BHA

BHA là tên viết tắt của Beta Hydroxy Acid – một acid gốc dầu.

BHA điển hình nhất là Salicylic Acid – thành phần tẩy da chết hóa học DUY NHẤT an toàn để sử dụng trên da, được lưu hành phổ biến trên thị trường.

Những nhóm chất khác thuộc BHA thường được dùng trong các viện da liễu và có sự theo dõi nghiêm ngặt bởi bác sĩ cũng như đội ngũ chuyên gia uy tín.

Salicylic Acid thường được chiết xuất từ vỏ cây liễu (Willow Bark), dầu của cây lộc đề xanh (Wintergreen Oil) và Sweet Brich (Giống thảo dược thuộc họ Bạch Dương).

Chiết xuất của BHA từ Willow Bark
Chiết xuất của BHA từ Willow Bark

Nếu như AHA tan được trong nước và cải tạo bề mặt da ở tầng biểu bì thì BHA có thể hòa tan trong dầu.

Khả năng làm sạch sâu của BHA tốt hơn AHA rất nhiều…

Vì nó không chỉ làm sạch bề mặt da mà còn đi sâu vào tận cùng lỗ chân lông, giúp xử lý những tế bào chết cũng như bụi bẩn và dầu thừa tắc nghẽn, không được làm sạch thường xuyên.

Cách hoạt động của BHA trên da

Chính vì lẽ đó…

BHA có thể giái quyết tất cả các vấn đề về mụn với đặc tính kháng khuẩn và chống sưng, ngăn ngừa sự phát triển của mụn.

Có thể bạn chưa biết nhưng…

BHA cực hữu hiệu trong việc xử lý mụn ẩn – mối đe dọa của mọi cô gái.

BHA hiệu quả trong việc xử lý mụn ẩn
BHA hiệu quả trong việc xử lý mụn ẩn

Do trong quá trình tẩy tế bào chết, sản phẩm sẽ đẩy những bã nhờn lên trên bề mặt da giúp những mụn ẩn nổi lên trên và trở thành mụn nổi để bạn có thể dễ dàng loại bỏ hết nhân mụn đi.

Sau khi nhân mụn được loại bỏ, da bạn sẽ trở về trạng thái láng mịn không còn sần sùi nữa.

Tuy nhiên quá trình này sẽ là cả một sự kiên trì và dũng cảm của bạn để loại bỏ hết mụn ẩn.

Mình cũng từng có thời gian muốn sử dụng BHA nhưng lại khá ngại công dụng “đẩy mụn” của sản phẩm này.

BHA cũng có khả năng hoạt động trên bề mặt da giúp làm sáng da, mờ vết thâm.

Tuy hiệu quả kém hơn so với AHA nhưng…

…với những làn da không thể sử dụng AHA thì BHA là một sự lựa chọn để thay thế vì khả năng làm dịu da nhạy cảm.

Một số thông tin khác về BHA:

BHA cũng có rất nhiều dạng:

  • Lotion, cream phù hợp với da khô, thiên khô…
  • Liquid, gel, soap thường sử dụng cho da thường, da dầu, hỗn hợp thiên dầu.
  • Nồng độ BHA dao động từ 1 – 4%.

Mức hoạt động phổ biến và lý tưởng nhất là 1,5 – 2% với độ pH 3 – 4 và bạn hoàn toàn có thể để qua đêm.

Nhưng nếu bạn sử dụng tẩy tế bào chết với nồng bộ BHA > 3% thì sau khi dùng một khoảng thời gian nhất định thì bạn sẽ phải rửa đi.

Còn với nồng độ >10% thì bạn sẽ phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Để hiểu rõ hơn về AHA và BHA bạn có thể tham khảo:

AHA và BHA: Công dụng, Sự khác nhau và Cách sử dụng (CHUẨN)

[Review] Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid Exfoliant

#3. Enzyme

So với AHA hay BHA thì tẩy tế bào chết hóa học với enzyme vẫn còn khá mới với nhiều bạn.

Cơ chế hoạt động của enzyme sẽ giúp nới lỏng các liên kết giữa các tế bào chết trên bề mặt, trực tiếp “tiêu hủy” khiến cho các lớp da chết biến mất khỏi da.

Có thể bạn có thể đã nghe mọi người nói về cách dứa tạo cho bạn cảm giác ngứa ran trong miệng vì nó ăn ngược lại bạn – đó là một nguyên tắc tương tự đối với enzyme.

Bên cạnh đó, enzyme còn đóng vai trò như chất chống oxi hóa, kháng lại sự tàn phá của các gốc tự do.

Enzyme có nguồn gốc từ trái cây, bao gồm 3 loại chính:

  • Bromelain – có nguồn gốc từ dứa và kiwi
  • Papain – còn được gọi là chiết xuất đu đủ
  • Cucurbita Pepo – bí ngô

Tẩy tế bào chết bằng enzyme có thể phù hợp với tất cả các loại da, tuy nhiên đặc biệt phù hợp cho những bạn có làn da nhạy cảm.

Điều này xuất phát từ việc enzyme tẩy tế bào chết ở  mức độ nhẹ nhàng, thay vì phải chà xát da với các hạt hay sử dụng acids để tiếp cận vào lớp sâu hơn của da.

Và cuối cùng, nếu như bạn không thể dùng acids như AHA/BHA thì enzyme cũng là một giải pháp đáng để thử.

6 lưu ý cơ bản cần nắm vững khi tẩy tế bào chết tại nhà

#1. Chỉ nên tẩy tế bào chết sau khi rửa mặt sạch hoàn toàn

#2. Không lạm dụng và không sử dụng quá thường xuyên, tần suất hợp lý là từ 1-2 lần/tuần

#3. Không dùng lực quá mạnh khi massage và lựa chọn những sản phẩm có kích thước hạt không quá lớn khi Scrub

#4. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và bôi kem chống nắng khi ra đường sau khi tẩy tế bào chết

#5. Không tẩy tế bào chết vùng mắt vì vùng da này rất mỏng và yếu

#6. Cần phải cân nhắc và tìm hiểu kỹ tình trạng da, loại da của mình phù hợp với loại tẩy tế bào chết nào

Ngoài ra một điều quan trọng mà bạn cần nhớ chính là…

Mỗi bộ phận trên cơ thể như mặt, môi hay body đều có những quy tắc tẩy tế bào chết riêng mà bạn cần nắm rõ.

Không nên sử dụng lẫn lộn với nhau để tránh những hậu quá đáng tiếc cho làn da của bạn và giúp cho việc tẩy tế bào chết đạt được kết quả tốt nhất.

Hy vọng bài viết của mình đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về quy trình tẩy tế bào chết và tầm quan trọng của nó đối với làn da của bạn.

Một vài bài viết bạn có thể đọc thêm tại Crazis:

Hướng dẫn chi tiết tẩy tế bào chết cho da mặt an toàn và hiệu quả

Bí quyết tẩy tế bào chết cho môi hồng hào, căng mọng

Cách tẩy tế bào chết cho body tại nhà (CỰC TỐT)


Deprecated: _register_controls is deprecated since version 3.1.0! Use Elementor\Controls_Stack::register_controls() instead. in /home/kzeeecjhosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 5214

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Có thể bạn sẽ thích:

Kết bạn với Katie & Unnie

Nếu bạn cần chúng mình tư vấn về làm đẹp, đừng ngại… hãy connect với chúng mình nhé.