Dạo gần đây, mình thấy trên group Beauty Tips And Review các chị em có xôn xao về vấn đề làm đẹp nhờ Saffron. Theo như mình biết thì loại thảo dược “thần thánh” này có giá lên đến 65 USD/gr (khoảng 1.4 triệu VND/gr).
Vậy:
- Saffron là gì?
- Nó có thực sự thần thánh như lời đồn hay không?
- Làm thế nào để phân biệt saffron giả với thật?
Tất cả sẽ được bật mí dưới đây.
Saffron là gì?
Saffron là tên gọi của một loại gia vị được sản xuất từ nhụy hoa của cây nghệ tây – một loại cây lâu năm và thường chỉ cho hoa vào mùa thu.
Cây nghệ tây được trồng tốt nhất đặc biệt ở vùng đất Địa Trung Hải với những đợt nắng và hanh khô.
Chính vì thế, Iran, Hy Lạp, Maroc hay Kashmir được xem là những quốc gia đứng đầu về việc trồng và sản xuất saffron, đặc biệt là Iran.
Vậy tại sao Saffron lại có giá cao ngất trời đến thế?
Bởi lẽ giá của Saffron cao như thế là vì để thu hoạch Saffron người ta phải hái 100% bằng tay từng sợi trong bông hoa (mỗi bông có 3 nhụy, mỗi cây hoa nghệ tây chỉ có 4 bông). Và để thu được 1kg nghệ tây sẽ phải hái từ 11.0000 đến 17.000 bông hoa nghệ tây.
Dã man.
Tức là, thu hoạch Saffron giống như việc mình chăm chỉ cật lực đi làm những một tuần và chỉ để tạo ra 1 kg thành phẩm chưa phân loại!
Saffron có xứng đáng với giá thành cao ngất ngưởng của nó không?
Một nghiên cứu được đăng tải trên EurekAlert.org đã chỉ ra rằng Saffron chứa các tinh chất Crocin, Crocetin, Picrocrotin và Safranal có tác dụng ngăn chặn các tác động của một loạt các chất có khả năng gây ra bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, nó còn có khả năng khôi phục các chất chống oxy hóa (như Superoxide Dismutase) giúp ức chế các tế bào ung thư.
Ngoài ra, nhụy của hoa nghệ tây còn có công dụng chống lại bệnh trầm cảm, bệnh Alzheimer, kích thích trí nhớ và cải thiện giấc ngủ. Hơn nữa, nhiều người sau một thời gian sử dụng còn có phản hồi lại là Saffron hỗ trợ rất nhiều trong việc phòng chống bệnh tật về thị lực, thải độc cơ thể, lợi tiểu….
Theo nghiên cứu thì trong Saffron có 5-Hydroxytrytophan giúp kích thích sản xuất Serotonin – chất dẫn truyền thần kinh, giúp chống lại các triệu chứng của bệnh trầm cảm bằng cách duy trì Dopamine, Norepinephrine, Serotoni ở mức cân bằng.
Không những thế, trong Saffron có chứa Carotenoid đóng vai trò trong việc thúc đẩy hệ tiêu hóa, đặc tính kháng viêm, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa cũng như các chứng bệnh viêm loét dạ dày, viêm loét đại trang.
Và gần đây nhất là mình có nghe chị em khen không ngớt lời về công dụng làm đẹp, giảm cân của Saffron.
Vì trong Saffron có một loạt các thành phần hóa học như vitamin A, Đồng, Kali, Sắt, Kẽm, Axit, Folic và một số loại sắc tố tan trong dầu như Alpha-Carotene, Beta-Carotene…
Những thành phần này kết hợp với nhau tạo thành mùi vị, màu sắc, hương thơm đặc biệt của Saffron và có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân, chữa bệnh thiếu máu ở phụ nữ cũng như giúp điều hòa kinh nguyệt ở mức ổn định.
Riêng về skincare, Saffron được các chị em dùng như một thần dược hỗ trợ làm giảm sắc tố, giúp tẩy tế bào chết, hỗ trợ trắng da đặc biệt là vùng quầng thâm dưới mi mắt cũng như làm mờ vết mụn thâm, sẹo, nám, tàn nhang…
Dựa vào công dụng thần thánh của Saffron cũng như giá cả và sự khan hiếm trên thị trường, hiện nay có rất nhiều hàng giả, hàng nhái không rõ nguồn gốc nhưng giá thành lại bằng, có khi còn hơn hàng thật.
Vậy làm thế nào để phân biệt Saffron giả với thật?
Ngay từ thời Trung Cổ, người ta đã phát hiện ra những trường hợp trộn lẫn Saffron thật với tạp chất như củ cải đường, xơ quả lựu, lụa nhuộm đỏ. Ngoài ra Saffron dạng bột còn cực kì dễ làm giả với các chất độn như bột nghệ, bột ớt.
Để phân biệt được Saffron với Saffron thật, trước tiên bạn cần nhận dạng được các loại Saffron.
5 loại Saffron phổ biến hiệ n nay
Sau khi thu hoạch, dựa vào chiều dài của nhụy từ đó người ta sẽ chia Saffron ra thành 5 loại:
- Saffron Negin
Đây là loại Saffron cao cấp nhất. Sợi nhụy gồm nguyên phần ngọn đỏ phía trên và phần chấm chân màu vàng, gốc màu vàng được cắt bỏ đi.
Negin có hương thơm đậm đà nhờ vào phần chấm chân màu vàng mà mình nói bên trên.
Ở Saffron Negin thì các chất dinh dưỡng cũng như cường độ màu sắc cũng cao hơn so với các loại khác. Điểm khác biệt khiến giá thành của Saffron Negin cao như vậy là bởi vì người ta phải thu hoạch từ sáng sớm và tách sợi khi hoa còn tươi thì mới thu được sợi Negin.
- Saffron Sargol (hay còn gọi là Alllred)
Sargol là sợi ngắn hơn Negin, không có chân vàng và chỉ có phần màu đỏ phá trên.
Sợi Sargol thì thường có màu đỏ đậm và cường độ màu sắc cao hơn so với Negin. Nhưng về mặt dinh dưỡng thì Saffron không nhiều dưỡng chất và cũng không thơm bằng Negin.
Đó là lí do giá thành của Sargol sẽ thấp hơn so với Negin.
- Saffron Pushali (hay còn gọi là Poushali)
Sợi Pushali thường được cắt sâu hơn so với Negin khi thu hoạch đo đó chiều dài ở Pushali thì dài hơn, chân cũng hơn hơn Negin.
Tuy vậy, chất lượng dinh dưỡng thì ở Saffron Pushali không bằng 2 loại trên nên giá thành sẽ thấp hơn so với Negin và Sargol.
- Saffron Bunch (hay còn gọi là Dasteh)
Sợi Bunch là sợi Saffron gồm cả phần chân và phần đầu nhụy như lúc mới hái.
Vì phân chân vàng hơn rất nhiều so với phần nhụy đỏ nên Saffron Bunch thường rất rẻ và hiếm có ở Việt Nam.
- Saffron Konj (hay còn được gọi là Konge)
Đây là loại sợi không có phần nhụy đỏ mà chỉ có phần gốc màu vàng/ trắng được cắt ra sau khi người ta đã sản xuất xong sợi Negin, Sargol và Pushali.
Hầu như là loại này không giá trị dinh dưỡng và và giá thành cũng siêu rẻ.
Phân biệt Saffron giả với thật bằng cách nào?
Cách chính xác và dễ nhất là bạn dùng 1-3 sợi Saffron và ngâm vào nước lạnh.
Là hàng giả nếu sợi Saffron tan nhanh và nước không có mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, mật ong. Vò nhẹ sợi sau khi ngâm sẽ thấy mềm và tan được trong nước.
Là hàng thật nếu trong vòng 10 phút ngâm với nước để ra màu đỏ cam, không lẫn màu trắng hay vàng và nước rất thơm. Khi cầm sợi Saffron lên thì thấy có độ dai nhất định và chỉ bị đứt đoạn chứ không tan.
Cách sử dụng Saffron mang lại hiệu quả cao
Cách đơn giản cũng như tiện lợi nhất mà mình hay làm là…
…sáng thức dậy trong lúc đánh răng rửa mặt thì mình pha Saffron vào làm trà uống.
Vì như thế Saffron sẽ giữ được hầu như là trọn vẹn dưỡng chất khi đưa vào cơ thể.
Với trà thì bạn nên ngâm Saffron trong nước ngấm 60-70 độ. Tuyệt đối không nên ngâm trong nước quá nóng sẽ làm bay mất dưỡng chất trong Saffron.
Ngoài ra bạn cũng có thể ngâm Saffron với sữa tương tự như trà.
Để tận dụng triệt để thì mình thường đổ thêm nước và tiếp tục uống khi Saffron phai hết màu. Nếu bạn nào đang dùng thuốc điều trị bệnh, thực phẩm chức năng hay bất kì một loại dược phẩm nào khác mà muốn dùng Saffron thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nhé.
Hoa Kỳ công nhận Saffron là một loại thực phẩm an toàn cải thiện sức khỏe của con người.
Nhưng an toàn với liều lượng bao nhiêu? Tác dụng phụ không mong muốn là gì?
Cần lưu ý gì khi sử dụng Saffron?
Đầu tiên là…
Liều lượng sử dụng Saffron mỗi ngày
Với những bạn có sức khỏe ổn định, chỉ uống Saffron để tăng cường sức khỏe và sắc đẹp thì có thể dùng 15 mg/ngày.
Với những bạn bị trầm cảm nhẹ – trung bình sẽ được bác sĩ khuyên dùng 30mg/ngày/2 lần.
Ngưỡng an toàn của Saffron cho tất cả mọi người là từ 1.5 gr/ngày.
Ngưỡng gây độc của Saffron là 5gr/ngày. Nếu dùng tới 20 gr/ngày có thể dẫn đến tử vong.
Khi dùng Saffron quá liều bạn sẽ gặp những triệu chứng sau đây:
Nhóm triệu chứng nhẹ: Dùng vượt quá giới hạn của cơ thể, Saffron sẽ khiến bạn chóng mặt, nôn mửa, và tiêu chảy. Tùy vào cơ địa mỗi người mà thêm một số triệu chứng khác.
Nhóm triệu chứng nặng: Ngay lập tức bạn sẽ đối mặt với các vấn đề như tê bàn tay, bàn chân, ngứa khắp cơ thể, chảy máu mí mắt, môi hoặc mũi.
Những lúc như thế, bạn hãy mau chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lí kịp thời.
Vậy nên mặc dù là thần thánh nhưng bạn cần phải chú ý đến liều lượng sử dụng, không sẽ biến Saffron thành thảm họa đấy.
Độ tuổi thích hợp sử dụng Saffron
Vì Saffron là một loại thực phẩm có nhiều công dụng giúp tăng cường sức khỏe nên hầu như độ tuổi nào cũng có thể sử dụng, kể cả người già hay trẻ nhỏ.
Saffron pha với nước ấm có màu vàng tươi rất đẹp mắt, thoang thoảng mùi cỏ khô cực kì dễ uống. Với bạn nào nhà có con nhỏ thì có thể pha thêm một chút mật ong hoặc đường phèn hoặc tạo màu sắc đẹp tự nhiên giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Đối tượng không nên dùng Saffron
Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu: Vì Saffron có khả năng kích thích tử cung co bóp nên rất dễ gây sảy thai, sinh non. Nếu muốn dùng thì bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Phụ nữ trong kinh nguyệt: Mặc dù có công dụng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh nhưng vào những ngày đèn đỏ bạn không nên dùng. Vì Saffron sẽ kích thích tử cung và tăng tuần hoàn máu làm bạn bị mất máu nhiều hơn dẫn đến mệt mỏi, uể oải.
Người bị huyết áp thấp: Với những bạn có tiền sử huyết áp thấp thì khi uống Saffron nên pha loãng ra bằng cách giảm bớt số lượng nhụy khi uống (ví dụ là 1.5l nước với 3-5 nhụy). Nhớ chỉ uống Saffron sau khi đã ăn no hoặc trước khi đi ngủ
Người có tiền sử dị ứng với loài thực vật Lolium, Olea và Salsola
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của mình về Saffron.
Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có một cái nhìn đúng đắn hơn khi chọn lựa cũng như sử dụng sản phẩm gia vị quý tộc này nhé!
Hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn.
Để lại bình luận cho mình nếu có bất cứ thắc mắc nào nhé!
4 thoughts on “Saffron có thực sự thần thánh không? Cách phân biệt (CHUẨN)”
Bài viết rất hữu ích ạ????
Cảm ơn bạn rất nhiều ạ <3
cám ơn bài viết của bạn vì những kiến thức hữu ích
Cảm ơn bạn đã ủng hộ Crazis ạ, hy vọng bạn trong tương lai vẫn tiếp tục theo dõi Crazis ^^